Love-Leslie-vn
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

[MOVIES] FAREWELL MY CONCUBINE - Bá Vương Biệt Cơ

Go down

[MOVIES] FAREWELL MY CONCUBINE - Bá Vương Biệt Cơ Empty [MOVIES] FAREWELL MY CONCUBINE - Bá Vương Biệt Cơ

Post  Admin Wed May 27, 2009 12:36 am

Bá vương biệt cơ
là một bộ phim sản xuất năm 1993 của Trung Quốc/Hồng Kông do Trần Khải Ca đạo diễn, kịch bản của Lý Bích Hoa và Lô Vi với các ngôi sao Trương Quốc Vinh, Trương Phong Nghị, Củng Lợi, Cát Ưu... Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của Lý Bích Hoa. Phim đã đoạt giải Cành cọ vàng năm 1993 tại Liên hoan phim Cannes.


[MOVIES] FAREWELL MY CONCUBINE - Bá Vương Biệt Cơ B70828388b69093fb8998f1


Cốt truyện - Chủ đề:
Bá Vương biệt cơ là câu truyện xoay xung quanh số phận nhân vật Trình Điệp Y (Trương Quốc Vinh), trong mối quan hệ giữa anh với nghệ thuật Kinh kịch và người bạn diễn Đoàn Tiểu Lâu (Trương Phong Nghị), qua đó thể hiện hai chủ đề chính của bộ phim: nỗi ám ảnh và sự phản bội.

Phim lấy bối cảnh Trung Hoa từ năm 1924 đến năm 1977, bắt đầu từ khi cậu bé Đức Chí (tên thật của Trình Điệp Y) được mẹ đem gởi cho đoàn hát của Quảng sư phụ, sau khi đã bị cắt bớt một ngón tay thừa. Đức Chí lớn lên dưới sự rèn luyện hà khắc để có thể thủ vai ái thiếp trong các vở tuồng tích, bên cạnh cậu là Sĩ Tứ - một cậu bé rắn rỏi vốn được hướng vào những vai vương tướng. Qúa trình rèn luyện đối với Đức Chí là sự giết chết dần dần tự tôn nam tính, cậu trưởng thành và xem cuộc đời của mình với sân khấu Kinh kịch như một. Khi Đức Trí cùng Sĩ Tử đã trở thành đôi bạn diễn Trình Điệp Y - Đoàn Tiểu Lâu, nổi danh với vở tuồng kinh điển Bá Vương biệt cơ, anh đã tự gắng đời mình với người bạn diễn, cũng như Ngu cơ một lòng với Bá Vương. Cuộc đời họ bắt đầu dậy sóng khi Đoàn Tiểu Lâu rước về nhà một cô gái thanh lâu tên Cúc Tiên (Củng Lợi), điều làm tổn thương Trình Điệp Y vô cùng.

Cùng thời gian này, một nhân vật quyền thế hay được gọi là Viên đại nhân xuất hiện, và phải lòng chính Trình Điệp Y... Một Trình Điệp Y cố chấp và nhầm lẫn, một Đoàn Tiểu Lâu thiếu dứt khoát, và một Cúc Tiên thông minh, sắc sảo không ngờ, mối quan hệ giữa ba nhân vật này trải dài trong yêu thương, đau khổ, ghen tuông, khó xử, giữa một giai đoạn đầy biến động của xã hội Trung Hoa. Đỉnh điểm của tấn bi kịch này là cái chết của Cúc Tiên trong Cách mạng Văn hoá (1966), sau khi cô chứng kiến Đoàn Tiểu Lâu, đấng trượng phu của đời mình bỗng chốc hèn kém như thế nào khi cả ba bị đem ra đấu tố. Và người khóc cho cô nhiều nhất lại chính là Trình Điệp Y, anh vẫn sống cho tới lần tái ngộ cùng Đoàn Tiểu Lâu trong một nhà hát cũ. Trong màn trình diễn cuối cùng đó, Trình Điệp Y đã tuốt gươm tự sát như nhân vật Ngu cơ, để có thể một lòng một dạ với "Bá Vương" của mình - mà giờ đây anh đã thấu rõ đó chính là Kinh kịch chứ không phải riêng Đoàn Tiểu Lâu, cũng như để có thể giữ vẹn giấc mơ của anh, giữ vẹn ảo tưởng và nỗi ám ảnh của anh.

Quá trình tuyển chọn diễn viên
Bá Vương biệt cơ đã có kế hoạch thực hiện từ năm 1988. Và ý tưởng thực hiện bộ phim đầu tiến xuất phát từ chính Trương Quốc Vinh. Anh đọc được tiểu thuyết cùng tên của Lý Bích Hoa, và nhờ người quản lý liên lạc với Từ Phong - nhà sản xuất bộ phim - hỏi bà có muốn hợp tác thực hiện một bộ phim dựa theo tiểu thuyết này không. Từ Phong liên lạc với Trần Khải Ca và mời ông làm đạo diễn cho bộ phim. Lúc bấy giờ, người dự định được chọn vài vai Đoàn Tiểu Lâu là Thành Long, nhưng công ty quản lý e ngại vai diễn có tính chất đồng tính sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của anh nên đã không chấp nhận. Lý Bích Hoa lại phát biểu, nếu không phải là Trương Quốc Vinh vào vai Trình Điệp Y thì bà sẽ không để tiểu thuyết của mình được dựng thành phim. Riêng Trương Quốc Vinh thì cho rằng, mình không đủ đẹp để diễn một Trình Điệp Y được miêu tả trong tiểu thuyết (Nhân vật Trình Điệp Y được Viên đại nhân ngợi ca trong tiểu thuyết với những câu: "Một nụ cười đem đến cả mùa xuân. Một giọt lệ làm đen tối đất trời... Chỉ có nàng, chỉ có nàng mới có được vẻ đẹp nhường ấy...").

Đến năm 1991, ứng cử viên hàng đầu cho vai Trình Điệp Y là nam diễn viên Tôn Long. Tuy nhiên, do một số vấn đề, cuối cùng vai diễn này không được giao cho anh. Về sau, Từ Phong phát biểu, bà cảm thấy vẻ đẹp cứng cỏi của Tôn Long không phù hợp với nhân vật Trình Điệp Y[2]. Trần Khải Ca sau đó đã đề cử nam diễn viên Lei Han, nhưng anh lại không qua được vòng phỏng vấn (Tuy nhiên nam diễn viên này về sau vẫn tham gia bộ phim, với vai người học trò của Trình Điệp Y). Cho đến một ngày, một người bạn từ Hồng Kông gởi đến cho Trần Khải Ca tờ tạp chí City Magazine (số kỷ niệm 15 năm phát hành - 1991), trên trang bìa là hình ảnh Trương Quốc Vinh trong trang phục vai đán của vở Kinh kịch Qishuanghui (奇雙會), với một dòng chú thích: "Kaige, liệu anh có bị mê hoặc?". Chính bức ảnh này đã khiến Trần Khải Ca quyết định giao vai Trình Điệp Y cho Trương Quốc Vinh. Trương Quốc Vinh đã đến Bắc Kinh sáu tháng để học Kinh kịch và tham gia bộ phim, đây cũng là lần đầu tiên một diễn viên Hồng Kông được mời vào một phim của Trung Quốc đại lục.


Nguồn: wikipedia BVBC


Last edited by Admin on Fri May 29, 2009 3:02 am; edited 3 times in total

Admin
Admin

Posts : 24
Join date : 2009-05-26

https://love-leslie-vn.board-directory.net

Back to top Go down

[MOVIES] FAREWELL MY CONCUBINE - Bá Vương Biệt Cơ Empty Re: [MOVIES] FAREWELL MY CONCUBINE - Bá Vương Biệt Cơ

Post  Admin Thu May 28, 2009 9:48 pm

Farewell my concubine - Bá vương biệt cơ

Nguồn: http://www.kfccinema.com/reviews/dra...concubine.html
Reviewed by Disi Hu
Dịch bởi: Cameo @ dienanh.net
:::::::::::::::::::::::::

Cốt truyện:

"Bá vương biệt cơ" được dựng lại từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ Lý Bích Hoa. Đoàn Tiểu Lâu và Trình Đắc Di cùng học nghệ tại một đoàn kịch Bắc Kinh. Hai người lớn lên cùng nhau, và trở thành những ngôi sao trên sân khấu kinh kịch nhờ trình diễn vở tuồng nổi tiếng "Bá vương biệt cơ", Tiểu Lâu trong vai Sở Bá vương và Đắc Di diễn vai ái thiếp. Cả hai đã tin rằng họ có thể trình diễn cùng nhau trong suốt cả cuộc đời.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, Tiểu Lâu cưới Diệu Linh, một cô gái làng chơi. Điều này khiến Đắc Di rất cô đơn vì anh luôn cảm thấy linh hồn mình đã được gắn liền với Tiểu Lâu. Anh quyết định không biểu diễn cùng Tiểu Lâu nữa. Sau đó, thời kỳ giải phóng tới, Đắc Di và Tiểu Lâu quay trở lại diễn cùng nhau trên sân khấu. Tuy nhiên Cách mạng văn hoá nhanh chóng bắt đầu và họ cùng rơi vào cảnh ngộ bị ruồng rẫy. Cách mạng văn hoá một lần nữa chia rẽ sự tái hợp của họ. Sau những ngày tháng gian khó, cuộc cách mạng đã trở thành quá khứ và họ lại được trình diễn cùng nhau. Màn trình diễn cuối cùng đã kết thúc tấn bi kịch khác thường này.

Bình luận:

Nếu bạn chưa từng biết đến nền văn hoá Trung Hoa, có thể bộ phim này sẽ là một tác phẩm rất khó hiểu. Câu chuyện trải suốt một thời kỳ dài (1925-1977) và nội dung phim có liên hệ với lịch sử. Ngoài ra, cốt truyện rắc rối cùng những nhân vật phức tạp lại càng khiến chúng ta phải suy ngẫm. Nhưng theo tôi, chúng ta có thể học được nhiều điều từ bộ phim: đó là tinh thần của văn hoá Trung Hoa và quan điểm của các nhân vật trong phim, họ coi nghệ thuật là điều tuyệt vời nhất và dành cả cuộc đời mình để khám phá nó.

Bá vương biệt cơ là bộ phim thứ năm của Trần Khải Ca, là bước chuyển giúp ông đạt được giải thưởng cao nhất tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 46 năm 1993. Rất đặc sắc khi ông chọn kinh kịch Bắc Kinh, một phần không thể thiếu của văn hoá Trung Hoa, để diễn giải những suy nghĩ của mình về văn hoá truyền thống và về thế giới nhân sinh. Nhiều trích đoạn từ các vở kinh kịch nổi tiếng được lựa chọn đưa vào phim với mục đích thể hiện sự thay đổi trong mối quan hệ giữa ba nhân vật chính. Tất nhiên, những màn trình diễn này cũng góp phần mô tả vẻ đẹp quyến rũ mê hoặc của nhân vật chính Trình Đắc Di.

Nếu bạn cho rằng có người nào khác có thể diễn Trình Đắc Di hay hơn Leslie Cheung, hẳn bạn đã nhầm. Đắc Di là một nhân vật rất phức tạp: anh ấy nhìn sân khấu như là cuộc đời và cuộc đời chính là sân khấu. Sự đa cảm của Đắc Di chính là yếu tố gắn kết anh với Tiểu Lâu, và niềm hạnh phúc của anh hoàn toàn ràng buộc cùng Tiểu Lâu. Tình bạn giữa họ có rất nhiều ý nghĩa với Đắc Di. Tuy nhiên, anh không có sự lựa chọn nào khi phải đối diện với thực tế là Diệu Linh sẽ đem Tiểu Lâu xa rời mình. Chỉ có sự cô đơn ở lại với Đắc Di. Từ nụ cười, đến vẻ lơ đãng thể hiện trong đôi mắt, bạn có thể cảm nhận được điều đó. Sự đa cảm này còn là một thói quen cố hữu trong tâm hồn; Leslie Cheung đã đem diễn xuất hoàn hảo của mình để khiến cho một nhân vật phức tạp như vậy từ trang sách bước vào cuộc đời.

Bá vương biệt cơ còn muốn nói về một thời kỳ khắc nghiệt của lịch sử Trung Hoa, nhưng những nhà làm phim ko muốn đi quá sâu về nó, có thể bởi vì độ dài phim không cho phép. Trong đoạn nói về Cách mạng Văn hoá, bộ phim dường như muốn nhấn mạnh tới mặt tối của lịch sử, nhưng điều này lại khiến bộ phim trở nên xa rời các nhân vật mà nó dựng nên. Tính cách của các nhân vật thay đổi quá đột ngột, cũng có thể là bởi vì áp lưc không thể chịu nổi của cuộc Cách mạng. Nhưng nếu đạo diễn có thể phản ánh thời kỳ này một cách rõ hơn, thì bộ phim có thể sẽ dễ hiểu hơn đối với người xem.

"Một nụ cười mang đến cả mùa xuân, một giọt lệ làm đen tối đất trời. Những lời ấy mới hợp với nàng làm sao, chỉ có nàng mới có được vẻ quyến rũ đến như vậy!" Câu nói nổi tiếng trong bộ phim là lời của Viên đai nhân ca ngợi vẻ đẹp của Đắc Di. Nhưng với tôi, nó không chỉ dành riêng cho nhân vật; nó còn dành cho diễn viên thủ vai Đắc Di, Leslie Cheung.

Admin
Admin

Posts : 24
Join date : 2009-05-26

https://love-leslie-vn.board-directory.net

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum